BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT LOẠI 1

BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT LOẠI 1
: 7578 Mã sản phẩm: 450
Tình trạng: Hết hàng
Số lượng: Thêm vào giỏ

BỘT SẮN DÂY NGUYÊN CHẤT LOẠI 1

Củ sắn dây được coi là một trong những loại củ lớn nhất, có giá trị chữa bệnh ở Nhật Bản và Việt Nam.

Thông thường, cái gốc là nơi hội tụ năng lượng của toàn bộ cái cây. Đó là lý do vì sao mà các loại gốc, rễ, củ lại có một vị trí quan trọng trong các bữa ăn và các bài thuốc chữa bệnh. Các loại củ thông thường như củ nhân sâm, củ sen, củ cải, củ cải đỏ, cà rốt có sức mạnh làm gia tăng sức lực và chữa bệnh. Nó được dùng trong việc chữa trị các rối loạn tiêu hóa và đứng đầu trong các loại bột trị căn bệnh này.

Ở phương Đông, sắn dây được coi thuộc họ đậu, từ 2000 năm trước đã có một vị trí quan trọng trong y học dưỡng sinh. Sự đông đặc của bột sắn dây làm cho các phân tử bột sắn dây đi vào thành ruột và trung hòa axit ở đây, chống lại vi trùng, ngăn cản các bệnh tiêu chảy. Nó làm thuyên giảm ngay các chứng đau họng và đầy hơi trong ruột. Theo giáo sư Dhamananda, viện trưởng Viện nghiên cứu y học cổ truyền bang Oregan, thì bột sắn dây chứa hàm lượng cao plavonodit, là một loại hoạt chất tăng cường sự hoạt động hệ tiêu hóa và tuần hoàn. Plavonodit là một chất nổi tiếng chống lại ôxi hóa cơ thể. Sắn dây có tác dụng ngăn chặn sự co rút của các tế bào ruột, do đó làm máu chảy tốt hơn và giảm chứng co ruột, xoắn ruột.

Các nghiên cứu gần đây: Tác dụng y học của sắn dây được nghiên cứu cẩn thận từ những năm 70. Các kết quả công bố cho rằng sắn dây có tác dụng giảm huyết áp, giảm đau đầu, giảm các chứng đau nhức vai và cổ. Ở Việt Nam , bột sắn dây chữa được các chứng bệnh điếc tai do sự suy giảm hệ tuần hoàn. Nó có tác dụng làm giảm cholesterol, các khối mỡ máu, máu đông và chống bệnh đau tim.

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học còn chỉ ra sắn dây có tác dụng giải rượu. Các nghiên cứu về tác dụng của sắn dây sẽ còn tiếp tục ở cả Mỹ và ở Châu Á. Có lẽ khả năng quý giá của sắn dây còn vượt qua cả các tuyên bố nghiên cứu hiện có ở nước này. Các tài liệu đông y cổ của Việt Nam đều cho rằng các loại thuốc có chứa sắn dây còn dùng để chữa cả bệnh hiểm nghèo.
Dù vậy, sắn dây vẫn chưa được biết tới nhiều ở phương Tây cũng như ở Việt Nam. Người Việt Nam chỉ thường dùng nó như một thứ nước giải khát thông thường vào mùa hè và họ bỏ thêm hoa bưởi vào cho thơm mà không hiểu cho hoa bưởi là làm giảm dược tính của bột sắn dây một cách đáng kể, cách chế biến bột sắn dây chưa theo đúng phương pháp dưỡng sinh Âm Dương - Ohsawa, cho nên công hiệu chưa cao trong cách làm mát và tăng năng lượng của cơ thể, cũng như chưa biết sử dụng hữu hiệu nó trong việc phòng và trị bệnh. Đông y có dùng nó với tên là Cát Căn, thì cũng chỉ dùng như một trợ phương chứ không phải là vị chính trong hầu hết các toa thuốc thông thường. Nó chỉ được các nhà thực hành châm cứu phương Đông nhắc tới cùng với việc giới thiệu thuật châm cứu. Mart Cissy Majebe, giám đốc Viện nghiên cứu Thảo dược và Châm cứu Bắc California cũng đề cập tới vấn đề dùng trà sắn dây để bổ trợ trong thuật châm cứu. Tuy nhiên, hiệu quả không giống nhau ở mọi người và còn tùy thuộc vào từng loại bệnh.

Thuốc sắn dây: Thuốc sắn dây được điều chế dưới hai dạng: dạng bột và dạng khô nguyên bản. Bột sắn dây để điều trị chứng ăn khó tiêu, đau đầu, cảm lạnh. Cũng có thể ăn nhiều củ sắn dây luộc cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên nên mua sắn dây tươi về nhà luộc lấy mà ăn vì thứ luộc bán rong đã được tẩm ướp đường hoá học là thứ có hại cho cơ thể. Trà sắn dây có thể dùng khi đau đầu mãn tính, cứng vai, viêm ruột kết, viêm xoang, các bệnh hô hấp, say rượu, dị ứng ngứa, các loại mẩn ngứa dị ứng da, hen suyễn, viêm phổi và mụn nhọt.

Trong cuốn “Tự bảo vệ sức khỏe”, xuất bản năm 1973, Muramoto đề nghị uống trà bột sắn dây trong các trường hợp cảm lạnh, làm giảm các cơn đau nói chung, các chứng chuột rút, co cơ và tiêu chảy. Khi được pha chế với củ gừng và mơ muối để uống thì có càng hiệu nghiệm. Gừng giúp đỡ tiêu hóa và tuần hoàn trong khi mơ muối (làm theo công thức Thực Dưỡng) có tác dụng trung hòa các axit lactic và tống chúng ra khỏi cơ thể.

Bột sắn dây đun chín có tác dụng kỳ diệu như thần dược trong việc làm mát phía trong cơ thể một cách đắc lực và hữu hiệu nhất trong tất cả các phương cách đặc hiệu khác, không có một thứ trà hay thức ăn nào thanh nhiệt kỳ diệu bằng bột sắn dây chín. Nấu lên với vừng đen và chút đường mật, có tác dụng chữa những bệnh nóng âm ỉ trong xương, và có tác dụng giải cảm giải mệt và tăng lực.

Sau đây là một cách chế biến kem bột sắn dây. Nếu bạn có vấn đề tiêu hóa, bạn sẽ thấy hiệu nghiệm ngay nếu uống một giờ trước bữa ăn.

Chú ý: Lúc chế biến nấu nóng, sau đó để nguội vài phút rồi ăn, ăn nóng.

Tác dụng làm đẹp của bột sắn dây

1. Bột sắn dây trị tàn nhang

Nhiều người vẫn thường hay thắc mắc, không biết dùng bột sắn dây có làm đẹp da không? Câu trả lời chắc chắn là có, mà công dụng làm đẹp đầu tiên phải kể tới là trị tàn nhang vô cùng hiệu quả.

Trong củ sắn dây có chứa một nhóm hoạt chất Isoflavone, chất này có hoạt tính Estrogen tương tự như hormone Estrogen ở người phụ nữ. Chính những chất này sẽ thay thế Hormone bị rối loạn, làm ổn định hoạt động của chúng, ngăn chặn sự bài tiết quá nhiều sắc tố melanin, làm giảm thâm nám, tàn nhang. Ngoài ra, Isoflavone còn là chất chống oxi hóa, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

Để trị tàn nhang, bạn có thể uống nước bột sắn dây mỗi ngày để đẩy lùi thâm nám từ bên trong. Đồng thời kết hợp đắp mặt nạ bột sắn dây từ bên ngoài với công thức: 1/2 chén nước ép cà chua đem trộn đều với bột sắn dây. Sau khi tẩy da chết trên mặt, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng cho đến khi hỗn hợp trên da khô lại thì rửa mặt bằng nước ấm.

Kiên trì sử dụng cách này một thời gian, bạn sẽ nhận thấy những đốm tàn nhang trên da mờ dần đi và mất hẳn, thay vào đó là một làn da hồng hào, trắng sáng.

2. Bột sắn dây trị mụn

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh lớn nhất của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, khi trị mụn, bạn không nên nóng vội mà phải kiên trì kết hợp điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu bạn đã thử tất cả các cách mà vẫn không có tác dụng, hãy thử sử dụng bột sắn dây trị mụn với công thức trong uống ngoài thoa xem sao.

Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất cao, sẽ nhanh chóng đẩy lùi các loại độc tố tích tụ bên trong cơ thể, làm giảm mụn và trả lại cho bạn làn da láng mịn như ban đầu. Cách làm Bột sắn dây Trị mụn như sau:

Bên trong: Pha bột sắn dây với bột đậu xanh và một chút đường cho dễ uống, uống 2 cốc mỗi ngày, hoặc nếu không uống được bột sống, bạn có thể nấu chín bột sắn dây với một chút đường và sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, sử dụng sắn dây nguyên củ và đậu xanh, đun sôi lấy nước uống mỗi ngày cũng vô cùng hiệu quả.

Bên ngoài: Trộn đều 20g bột sắn dây với 20g bột đậu xanh, 1 thìa cà phê mật ong cho đến khi sền sệt. Đắp hỗn hợp lên mặt với một lớp mỏng, để trong khoảng 20-30 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Mặt nạ bột sắn dây kết hợp với đậu xanh có tác dụng làm mát da, giải độc, tiêu viêm, sẽ nhanh chóng làm cho các đốm mụn se lại và biến mất.

3. Bột sắn dây tẩy tế bào chết

Ngoài trị mụn và tàn nhang, bột sắn dây còn được dùng để tẩy da chết hàng tuần rất hiệu quả. Bạn chỉ cần trộn 1 thìa bột sắn dây với nước ép quả cà chua, thoa hỗn hợp đó lên da, massage nhẹ nhàng cho đến khi hỗn hợp se lại thì rửa mặt bằng nước ấm.

Bạn cũng có thể trộn 1 thìa bột sắn dây với 1/2 lòng đỏ trứng gà và 3 quả dâu tây xay nhuyễn. Đắp hỗn hợp này lên mặt trong khoảng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm. Sự kết hợp giữa các nguyên liệu được coi là “thần dược làm đẹp” này sẽ nhanh chóng đánh bật những tế bào chết tích tụ trong lỗ chân lông, làm cho da thông thoáng, cung cấp chất dinh dưỡng cho làn da để trở nên tươi trẻ, hồng hào và khỏa mạnh.

4. Bột sắn dây chống lão hóa da

Ngoài những công dụng làm đẹp trên, thì bột sắn dây làm đẹp da còn có một công dụng đặc biệt khác mà rất nhiều chị em trông đợi, đó chính là chống lão hóa da.

Khi bước chân vào tuổi 30, làn da đã bắt đầu có dấu hiệu lão hóa khiến cho nhiều chị em lo sợ. Điều này sẽ không còn là nỗi lo lắng với những chị em chọn bột sắn dây làm phương pháp làm đẹp cho riêng mình.

Củ sắn dây có chứa plavonoid, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, tuần hoàn – là chất chống oxi hóa cao, tăng cường lưu thông máu, ngăn ngừa những triệu chứng lão hóa sớm ở con người. Chất isoflavon ngoài tác dụng trị tàn nhang, còn chống lại các nguyên nhân gây sạm da, nám da.Vì vậy, nó có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa da, làm đẹp và trắng da hiệu quả.

Cách chế biến chè bột sắn dây

Cách 1: Làm giống như loại chè đặc sánh. Nếu không muốn uống đặc thì chỉ cho một thìa bột sắn.

1,5 thìa cà phê bột sắn

1 cốc nước

1 quả mơ muối lâu năm (theo phương pháp Thực dưỡng)

1 hoặc 2 lát gừng

1/2 thìa tương cổ truyền ( tương tamarin)

Đun trong nồi đất, không phải nồi gang, nhôm, sắt, thép. Cho mơ muối vào đun và quấy đều cho đến khi sánh đặc lại. Chờ 1, 2 phút cho nguội sau đó bắc ra. Cho gừng vào, nếu muốn thì cho thêm tương (hay Tamari hoặc Misô).

Bổ sung thêm một số công dụng của bột sắn dây

- Viêm họng, viêm thanh quản cấp tính: Dùng dây sắn đốt chưa cháy hoàn toàn rồi đem tán bột, uống với nước.

- Vùng ngực bụng nóng cồn cào, khát nước: Bột sắn dây 120g, gạo tẻ 15g. Gạo tẻ ngâm nước một đêm, chắt bỏ nước, trộn đều với bột sắn dây, nấu cháo ăn trong ngày.

- Trẻ em bị rôm sảy do nhiệt độc của mùa hè: Bột sắn dây pha nước sôi cho chín, để nguội rồi cho uống giải khát hằng ngày.

- Vết thương chảy nhiều máu: Dùng lá sắn dây tươi giã nát, đắp vào vết thương

- Trị mụn trứng cá, mụn nhọt, hoặc uống nhiều rượu mà đi cầu ra máu, có thể dùng củ sắn dây 40gr, đậu xanh 20-30gr, hai thứ rửa sạch, nấu nước để uống hằng ngày.

- Chảy máu mũi thường xuyên: Củ sắn dây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt, uống mỗi lần 1 cốc.

- Trị mụn nhọt sưng đau, viêm họng: Ngày dùng 12-16g thân sắn dây sắc uống. Nếu dùng ngoài thì đốt tồn tính, tán bột, bôi vào chỗ đau hoặc hoà với nước sạch ngậm chữa viêm họng.

- Trẻ nhỏ cảm lạnh, nôn mửa, đau đầu, quấy khóc: Sắn dây 30g giã nát, gạo tẻ 50g. Sắn dây sắc với 2 bát nước lớn, đun cạn còn 1 bát, chắt lấy nước nấu cháo với gạo, thêm chút gừng sống và mật ong, cho trẻ ăn trong ngày.

- Ngộ độc thức ăn, đại tiện ra máu do ăn phải đồ nguội, độc: Củ sắn dây tươi, ngó sen tươi 2 thứ giã nát, vắt lấy 500ml nước cốt mỗi thứ, hòa đều, uống dần.

- Trị rắn cắn: Có thể lấy giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn, sau đó chuyển gấp đến bệnh viện gần nhất.

- Trị cảm mạo, sốt, không mồ hôi: Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g; cho 600ml nước, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

- Cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, nôn ọe: Bột sắn dây 12g hòa đường uống; hoặc dùng sắn dây 20g, đậu ván 12g, giã dập, sắc nước uống trong ngày.

- Giải rượu: Cho uống nước vắt từ củ sắn dây (đã gọt vỏ và rửa sạch), thêm ít muối. Hoặc dùng bột sắn dây khuấy với nước sôi, thêm ít muối để ăn.

- Thanh nhiệt cơ thể: Trong những ngày hè nắng nóng, uống hỗn hợp bột củ sắn dây đem pha với nước lọc, đường, chanh có tác dụng làm mát “nội thất” phía trong cơ thể một cách tốt nhất.

Sắn dây có nhiều tác dụng. Tuy nhiên, các thầy thuốc khuyến cáo những người có dương khí hư với các triệu chứng: Đại tiện lỏng, bụng đầy trướng, lạnh bụng, tay chân thường lạnh, không khát nước, miệng nhạt, sắc mặt vàng tái… không nên dùng sắn dây.


 

Không có đánh giá cho sản phẩm này.

Viết đánh giá

Tên bạn:


Đánh giá của bạn:Lưu ý: không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Xấu           Tốt

Nhập mã kiểm tra vào ô bên dưới: